ARK được xây dựng trên cơ chế đồng thuận được gọi là Bằng chứng ủy quyền cổ phần (viết tắt: DPoS). Mặc dù DPoS đã xuất hiện được một thời gian, nhưng nó vẫn chưa triển khai nhiều như Proof of Work (PoW) và Proof of Stake (PoS).
DPOS là gì
DPoS ra mắt lần đầu tiên vào khoảng năm 2014 trong mạng Bitshares. Nó được tạo ra bởi một nhóm các nhà phát triển do Daniel Larimer dẫn đầu (anh này là người đồng sáng lập Steemit). Kể từ khi ra mắt mạng Bitshares, đã có một số nhánh của mô hình đồng thuận DPoS ban đầu, chủ yếu là Crypti-DPoS, sau này được Lisk áp dụng và là mô hình cốt lõi của mạng ARK sau này.
Khi nghĩ về DPoS như một mô hình đồng thuận, có một số điểm khác biệt rõ ràng dễ nhận thấy khi so sánh với các mô hình PoW và PoS truyền thống. Hãy coi DPoS là một nền dân chủ đại diện, trong đó người dùng cá nhân sử dụng cổ phần (vote) của họ để đề cử các đại biểu (delegate hay validator) phục vụ thay mặt họ. Những người đại diện này sau đó chịu trách nhiệm xác thực các giao dịch và bảo mật mạng ARK. Trong hệ thống dựa trên đại diện này, các đại biểu được thưởng phí giao dịch và trong một số trường hợp, chẳng hạn như ARK, họ được nhận phần trăm từ việc xác thực giao dịch (mỗi block 8 giây sinh ra 2 ARK) để trang trải chi phí hoạt động và đảm bảo lợi ích của họ đối với năng suất và sự an toàn của mạng. Nếu họ thực hiện nhiệm vụ của mình không tốt hoặc sử dụng quyền hạn của mình theo cách không đại diện cho ý chí của cử tri, các phiếu bầu có thể bị hủy bỏ và giao cho người đại diện mới, do đó đảm bảo an ninh mạng.
Hệ thống voting của ARK
Đối với mô hình ARK DPoS, nhóm sáng lập đã thực hiện một số thay đổi đối với cơ chế cốt lõi. Một thay đổi đang kể đó là số lượng người dùng có thể được bầu làm người đại diện. Trong Crypti-DPoS và mạng Bitshares ban đầu, số lượng đại biểu hoạt động đó là 101. Để tối đa hóa hiệu quả trong mạng và tiếp tục cung cấp thời gian và lưu lượng khối vượt trội, ARK lựa chọn con số 51 đại biểu. Việc giảm số lượng người đại diện, cùng với hệ thống định tuyến của ARK và một số cải tiến cốt lõi khác đã cho phép mạng ARK đạt được mạng ổn định với thời gian khối là 8 giây (block 8 giây) và cuối cùng đạt được tốc độ thực tế nhanh như 5 giây với các tối ưu hóa bổ sung.
Một cải tiến đáng khen mà mô hình ARK khác biệt so với mô hình Crypti-DPoS là cách tính trọng lượng biểu quyết (vote weight). Trong Crypti-DPoS và Lisk, cơ chế bỏ phiếu (vote) hoạt động theo cách sau:
- Người dùng Alex có 100 LISK.
- Alex có thể bỏ phiếu cho 101 Đại biểu với trọng lượng là 100 LISK chỉ định cho mỗi phiếu bầu.
- 100 LISK là một số lượng nhỏ nên Alex có rất ít tầm ảnh hưởng.
- Người dùng Kevin có 20 triệu LISK và tự đề cử mình vào tất cả 101 vị trí đại biểu.
- Kevin là một con cá voi ‘xấu’.
Trong kịch bản trên, tính bảo mật của mạng bị lệ thuộc vào khả năng của một thành viên duy nhất nắm lượng vote lớn vượt qua các đại biểu hàng đầu. Nếu trọng lượng biểu quyết của đại biểu cao nhất là 8%, thì người này sẽ chỉ cần đạt được 8,01% trọng lượng biểu quyết để thay thế toàn bộ các đại biểu. Dự án sử dụng kịch bản này lý luận rằng việc đạt được trọng lượng biểu quyết lớn như vậy sẽ rất tốn kém và rằng một người dùng vừa chi một số tiền lớn để tích lũy LISK sẽ không muốn giảm giá LISK đó bằng cách tấn công hoặc xâm phạm mạng.
Theo quan điểm của nhóm sáng lập ARK, họ muốn giảm thiểu khả năng đó nhiều nhất có thể trong khi trao nhiều quyền hơn đến tay người dùng. Đó là lý do tại sao nhóm đã viết lại hoàn toàn cách thức mà các phiếu bầu hoạt động trong phiên bản DPoS của ARK. Sau đây là ví dụ về cách hoạt động của bỏ phiếu trong ARK DPoS với 51 đại biểu tích cực:
- Người dùng Alex có 100 ARK.
- Alex có thể bỏ phiếu cho 1 đại biểu với trọng lượng là 100 vote.
- Alex cũng có thể chọn bỏ phiếu cho 2 đại biểu (bằng cách chia làm 2 ví), nhưng mỗi đại biểu sau đó sẽ chỉ nhận được 50% trọng lượng biểu quyết của mình.
- Khi Alex tiếp tục bỏ phiếu cho các đại biểu khác, anh ta giảm số lượng mà anh ta góp cho mỗi đại biểu tỷ lệ với số phiếu bầu.
- Người dùng Kevin có 20 triệu ARK. Kevin có thể đề cử người đại diện của mình một cách khá dễ dàng. Anh ấy thậm chí có thể bỏ phiếu cho 2 vị trí đại biểu của riêng mình, đúng như vậy, anh ấy đã mua 20 triệu ARK. Những gì anh ta có thể làm là đề cử hơn 8 đại biểu trước khi trọng lượng của anh ta không đủ để duy trì vị trí của mình.
- Kevin là một con cá voi, muốn làm kẻ xấu cũng khó.
Đây là một cách hợp lý hơn nhiều để kiểm phiếu và duy trì tính bảo mật của mạng. Bằng cách thay đổi cơ chế bỏ phiếu và tính toán trọng lượng phiếu bầu (vote), ARK khiến cho chi phí để triển khai tấn công mạng ARK cao hơn nhiều so với LISK.
Một lợi ích bổ sung của hệ thống bỏ phiếu này là nó cho phép các tài khoản thậm chí nhỏ cũng có ảnh hưởng trong hệ thống. Vì mỗi 1 ARK = 1 vote nên mọi ARK có gì trị khi nó nâng/hạ một đại biểu hoạt động. Điều này tạo ra môi trường hoàn hảo để hình thành các nhóm phần thưởng.
Đánh giá
Hệ thống voting của ARK chưa phải hoàn hảo nhất vì mỗi cơ chế đồng thuận có ưu/nhược, nhưng ít nhất qua 4 năm triển khai và đi vào thực tế, nó đã chứng minh sự vượt trội so với các cơ chế khác. Bản thân ARK cũng cho thấy sự vượt trội so với LISK và các dự án DPOS khác.
ARK đề cao phi tập trung, dân chủ, trao quyền cho tất cả mọi người – kể cả những người nắm ít ARK. Đây là điều mà Tín (Delegate arktoshi), người dịch lại bài này, rất yêu thích ở ARK.
Bài viết hơi thiên hướng kĩ thuật và có nhiều từ biên dịch từ Anh sang Việt không dễ hiểu cho lắm. Vì thế, bạn chỉ cần nắm được những điều cơ bản sau đây.
- Hệ thống voting của ARK ưu việt: phi tập trung, dân chủ, quyền lợi/lực nằm ở tay người giàu lẫn nghèo.
- Stake ARK lợi nhuận lên tới 10% mỗi năm
- Delegate arktoshi là đại diện Việt Nam và là một trong những đại biểu đóng góp nhiều nhất cho Hệ sinh thái ARK