Vậy là sau 1 thời gian trông ngóng phiên bản Beta của MarketSquare, giờ đây các Arkies (những kẻ cuồng Ark) đã có thể trải nghiệm ngay trên marketsquare.io. Sau khoảng thời gian mình trải nghiệm, mình có những đánh giá dành cho MarketSquare.
Nếu bạn chưa biết MarketSquare là gì? Hãy xem qua bài MarketSquare là gì. Đồng thời có rất nhiều lầm tưởng về MarketSquare, mình khuyến khích bạn đọc qua để tránh bị bối rối nhé.
Giao diện
Khi nhìn vào Giao diện của MarketSquare, chúng ta sẽ cảm nhận được ngay sự tối giản, gọn gàng nhưng thanh lịch. Ngôn ngữ thiết kế của họ đồng điều từ các sản phẩm trước đó của họ, điển hình nhất là Ark Wallet (và sắp tới sẽ là Payvo Wallet và Payvo App).
Các phân mục được phân chia rõ ràng, giúp người dùng dễ dàng hiểu được, phân mục này đang hiển thị những nội dung gì.
Tông nền sau của giao diện được sử dụng màu xám và trắng. Cùng với các nút nhấn (Buttonm phần được sử dụng nhiều nhất của cả giao diện MSQ) được lấy chủ đạo nền màu trắng và đường viền màu xám. Cùng với nền màu xanh dương hoặc đổ bóng phía sau khi hover vào, kết hợp cùng với màu nền, giúp cho các nút nhấn trở nên nổi bật và “sống” hơn.
Đến với phần chi tiết của các nội dung, đây là nơi mà MarketSquare thu hút nhiều người dùng vào nhất, các đối tượng người dùng là không thể tính trước được. Chính vì thế, đội ngũ MarketSquare cần phải đưa ra được thiết kế giao diện sao cho tất cả những người dùng khi vào sẽ không tốn quá nhiều thời gian để nắm hết mọi thứ. Mình nghĩ sẽ có 2 tiêu chí mà thiết kế của phần nội dung cần phải có, đó là: Đơn giản, nội dung thể hiện có tính liên kết chặt chẽ.
Đối với 1 đội ngũ cho ra mắt các sản phẩm hoàn chỉnh, chỉnh chu trong từng chi tiết nhỏ như đội ngũ của ARK thì những tiêu chí trên có lẽ sẽ không nằm ngoài dự đoán. Và thật vậy, giao diện phần chi tiết mang đủ 2 yếu tố trên. Đơn giản nội dung thể hiện có tính liên kết chặt chẽ, rành mạch, tối giản.
Hãy nhìn thử vào phần chi tiết của Delegate Arktoshi nhé, khi bạn nhìn vào giao diện, hãy hỏi rằng liệu bạn sẽ mất nhiều thời gian để làm quen hay tốn thời gian tìm các nội dung cần thiết không nhé.
Ở phần trên, các nội dung quan trọng nhất sẽ được thể hiện ngay phần đầu: Giới thiệu, Mô tả, Chi tiết dự án, và các Thông tin truyền thông.
Đây là những thông tin giới thiệu về dự án cần thiết mà người dùng sẽ tìm hiểu được thông qua những nội dung đó. Các nội dung được hiện có tính liên kết như mình đã đề cập.
Còn ở phần dưới sẽ giới thiệu về Thành viên đội ngũ và Đánh giá về dự án.
Một phần không kém quan trọng của dự án, nhất là phần đánh giá.
Những sự sắp xếp nội dung này hoàn toàn hợp lý. Vì sao mình nói thế? Bây giờ chúng ta hãy giả định nhé.
- Bạn là một nhà đầu tư, bạn đang tìm đến một dự án đang khởi động hoặc vừa “chớm nở” để mua coin/token của dự án đó.
- Khi vào MarketSquare, bạn tìm ra một dự án mà bạn nghĩ rằng sẽ có đáng để tìm hiểu, bạn nhấn vào xem chi tiết của dự án đó.
- Trong trang chi tiết, bạn sẽ nhấp ngay vào phần website hoặc mạng xã hội hoặc repository của dự án đó. Hoặc bạn có thể đọc trực tiếp phần Mô tả và đội ngũ ở ngay trang đó.
- Để củng cố thêm thông tin, bạn đọc thêm vào các tin truyền thông của dự án đó ngay ở phía dưới.
- Và cuối cùng, bạn cần xem những người dùng trước đó nghĩ gì về dự án, bạn kéo xuống vào đọc ngay phần Đánh giá của dự án, từ đó bạn có thể quyết định được đây là dự án thế nào.
Từ những ý trên, mình đánh giá giao diện của MarketSquare là rất tốt 👍. Ở thời điểm vừa ra mắt, MarketSquare gặp một số lỗi giao diện nhỏ, nhưng thời gian mình viết bài này là ngày 10 tháng 7 năm 2021, thì các lỗi giao diện đã được xử lý hết 👏
Nội dung dự án
Về nội dung dự án, MarketSquare hiện tại đang hỗ trợ 15 nội dung, điển hình một số như:
- Bussiness: Giới thiệu về các dự án cung cấp giải pháp Blockchain (Ví dụ như Ark Ecosystem).
- Governance: Giới thiệu về các đội ngũ hoặc cá nhân hỗ trợ đóng góp cho hệ sinh thái của Blockchain (Ví dụ như Arktoshi).
- Finance: Giới thiệu về các dự án tài chính phi tập trung (DeFi).
- Games: Giới thiệu về các dự án game sử dụng công nghệ Blockchain.
và còn nhiều các nội dung dự án khác…
Hubs
Hubs là phần mà mình thích nhất trong MarketSquare. Hubs sẽ chia ra các hệ sinh thái Blockchain thành 1 cụm, từ đó khi người dùng vào Hubs, họ sẽ thấy được các DApps, Tools, Media các Governance trên hệ sinh thái đó.
MarketSquare đang hỗ trợ 2 Hubs là Ark Ecosystem và HIVE. Mình sẽ vào tham quan thử Hubs của Ark Ecosystem, các dự án xung quanh Ark Ecosystem sẽ được hiển thị ngay trên màn hình của mình
Bạn cũng có thể theo dõi Hubs của Ark Ecosystem để nhận tin khi có các dự án mới xuất hiện.
Theo như tiết lộ ban đầu, MarketSquare sẽ hợp tác với các nền tảng/Hệ sinh thái Blockchain phổ biến và phân Hubs riêng cho các dự án đó. Bao gồm:
- Ark Ecosystem
- Hive
- Binance Smart Chain
- Bitcoin
- EOS
- Ethereum
- Polygon
- …
Tuy nhiên, ở thời điểm vừa ra mắt, MarketSquare có sẵn 1 Hubs cho NEO Ecosystem, tuy nhiên ở thời điểm mình viết bài này, Hubs của NEO Ecosystem đã biến mất. Mình rất mong sẽ được thấy sự trở lại của NEO trên Marketsquare.
Trên đây là một số ấn tượng về trải nghiệm ban đầu của MarketSquare, mình mong sắp tới MarketSquare sẽ mang lại nhiều nội dung và tính năng hấp dẫn hơn nữa.